• Loading...
Chào mừng bạn đến với trang Thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Yên Bái!.
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC VÀ KINH TẾ SỐ Ở TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Ngày xuất bản: 20/11/2023 9:09:00 SA
Lượt đọc: 2574

 

Xuất phát từ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) gắn với nền kinh tế tri thức và kinh tế số như hiện nay, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua và từ yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là chủ trương hết sức đúng đắn, sáng tạo của Đảng, nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Yên Bái có địa hình chia cắt phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, lũ lụt. Với 09 đơn vị hành chính cấp huyện, 173 xã, phường, thị trấn (150 xã và 13 phường, 10 thị trấn), dân số trên 81 vạn người, Yên Bái là địa bàn sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em, trong đó có trên 54% là đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù có 02 huyện nghèo là Trạm Tấu, Mù Cang Chải và 81 xã đặc biệt khó khăn, song Yên Bái là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của cả nước[1]. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu đặt ra của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số luôn được quan tâm và chú trọng, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất đạo đức, tâm huyết vì sự phát triển của tỉnh, đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và đạt được những kết quả như:

Về số lượng, nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào, cơ cấu dân số với lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao, đang ở mức rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong 10 năm tới. Theo số liệu mới nhất trong kho dữ liệu điện tử của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Yên Bái, ước tính đầu năm 2023, dân số Yên Bái có trên 879.900 người, trong đó gần 535.000 người trong độ tuổi lao động (chiếm tỷ lệ gần 60,8%), trên 230.800 người dưới 16 tuổi (chiếm 26,3%), gần 113.600 người cao tuổi (chiếm 12,9%) [2] Trước tiên, có thể thấy, cơ hội lớn mà thời kỳ “dân số vàng” đem lại cho tỉnh Yên Bái chính là lực lượng lao động dồi dào. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị và làm việc trong các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh Yên Bái ngày càng tăng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Cơ cấu lao động theo ngành tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng CNH - HĐH, gắn với phát triển kinh tế trí thức và kinh tế số nhìn chung cơ cấu lao động của tỉnh Yên Bái tiến bộ hơn so cơ cấu lao động trung bình của một số tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo và có việc làm khá cao. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao động đã từng bước được nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh. Lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhìn chung có chất lượng cao, được đào tạo bài bản và đáp ứng được yêu cầu công việc. Nguồn nhân lực của tỉnh được cải thiện khá rõ nét về chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo trong những năm tới.

Chất lượng giáo dục phổ thông của Yên Bái phát triển tốt, là một thế mạnh trong việc phát triển nhân lực của tỉnh. Người Yên Bái có truyền thống hiếu học, cần cù, chịu khó, lao động sáng tạo. Yên Bái là vùng đất văn hiến, có nhiều di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng. Sự hiếu học của người dân kết hợp với việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học đã mang lại kết quả là trình độ học vấn chung của nguồn nhân lực ở mức cao so với các tỉnh trong khu vực có điều kiện tương đồng.

Chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ, kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS mức cao trong tỉnh. Các mục tiêu phổ cập THPT đang từng bước được thực hiện. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học ngày càng đáp ứng tốt hơn theo hướng đồng bộ, hiện đại hoá; đội ngũ giáo viên tương đối đồng bộ về cơ cấu. Công tác quản lý giáo dục không ngừng được đổi mới. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh. Mô hình xã hội học tập ở các địa phương đang từng bước được thực hiện có hiệu quả, thông qua các các cuộc vận động lớn như: Cuộc vận động “hai không, nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo”; phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “khuyến học, khuyến tài” trong các nhà trường, địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực.Việc làm tăng cao, vượt tốc độ tăng của lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm. Yên Bái là một trong số ít tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp chung của một số địa phương trong khu vực miền núi phía Bắc.

Tuy nhiên, Trong cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển liên quan đến tự động hóa, số hóa, nhu cầu về kỹ năng thay đổi nhanh chóng, một số nghề sẽ biến mất, một số khác xuất hiện và những ngành khác lại thay đổi. Nguồn nhân lực cũng phải được chuẩn bị sớm hơn, nhanh hơn, cập nhật hơn và theo cách tiếp cận thực tế hơn, Nguồn nhân lực của Yên Bái cũng không nằm ngoài những đòi hỏi ấy trong tương lai. Phần lớn dân số lực lượng lao động tập trung khu vực nông thôn (90%). Trình độ  học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như chất lượng cuộc sống có sự cách biệt  giữa nông thôn và thành thị; cấu lao động chưa hợp lý. Tỷ trọng lao động nông nghiệp, nông thôn ở mức cao sẽ gây áp lực trong việc chuyển đổi lao động sang khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong thời gian tới. Năng suất lao động thấp so với một số tỉnh lân cận.

Khó khăn lớn nhất hiện tại của ngành y tế là thiếu cán bộ chuyên môn giỏi ở cấp tỉnh chưa đồng bộ; ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm và thói quen có hại cho sức khỏe đó là sử dụng thuốc lá, rượu bia...còn nhiều trong cộng đồng. Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

      Chính sách thu hút lao động chất lượng cao làm việc tại tỉnh chưa thật tốt, chủ yếu là vận dụng chính sách của tỉnh, hầu hết cán bộ, công chức đều là người địa phương. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH, gắn với phát triển kinh tế trí thức và kinh tế số. Việc phân bố đội ngũ cán bộ khoa học còn bất cập, chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp lớn, khu vực nông nghiệp, nông thôn hầu hết là chưa có.

       Công tác xã hội hoá giáo dục còn nhiều chỉ tiêu chưa hoàn thành, đặc biệt vấn đề tự chủ tài chính của một số cơ sở giáo dục và đào tạo. Công tác đào tạo nghề theo phương châm hội hoá tuy nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên còn ít, chưa đáp ứng kịp yêu cầu thị trường lao động trong ngoài tỉnh.

          Công tác quản lý nhà nước về lao động việc làm dạy nghề còn một số hạn chế. Sự  phối hợp giữa các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong công tác giải quyết việc làm và dạy nghề chưa được phát huy, hiệu quả thấp. Công tác nắm bắt thông tin và  dự báo về thị trường lao động và đào tạo còn chưa phát triển xứng tầm. Số liệu về nguồn nhân lực và đào tạo, nhất là đối với lực lượng lao động ngoài khu vực nhà nuớc, còn chưa được theo dõi và cập nhật thường xuyên. Nhân lực phát triển không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh, chuyển đổi cấu kinh tế nhanh xu hướng phát triển mạnh ngược lại. Nguồn nhân lực nông thôn, nhất là những địa phương thuần nông phát triển chậm hơn. Trình độ nguồn nhân lực còn diễn ra khác nhau giữa các loại hình kinh tế (khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước, khu vực vốn đầu nước ngoài).

Nguồn nhân lực chất lượng cao đã và đang là yếu tố “sống còn”, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước cũng như Yên Bái nói riêng. Vì vậy, Tỉnh Yên Bái cần thực hiện một số giải pháp phát triển nhân lực chất lượng cao như sau:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản các cấp về vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển thị trường lao động.

- Kế hoạch hóa phát triển dân số, phát triển y tế nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống để một nguồn nhân lực với thể lực trí tuệ tốt

- Tiêu chuẩn hóa các chức danh, các vị trí đảm nhiệm công việc trong tuyển dụng, thu hút sử dụng nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động; nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo.

- Bố trí sử dụng đầy đủ, hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của quá trình CNH-HĐH

Yên Bái mảnh đất truyền thống của những con người cần lao; con người Yên Báinhiều phẩm chất cùng quý báu như: đoàn kết, sáng tạo, cần cù, chịu khó, nhanh nhạy với cái mới. Song những bất cấp về mặt trí lực, thể lực làm cho người lao động khó khăn hơn để hội nhập vào trào lưu phát triển của chế thị trường. vậy, để hoàn thành sự nghiệp CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế trí thức và kinh tế số thì việc ưu tiên, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

Ths.Từ Thị Thoa - GV Khoa Lý luận cơ sở

 



[1] https://www.yenbai.gov.vn/Pages/Vi-Tri-dia-Ly.aspx?ItemID=7&l=vitridialy