• Loading...
Chào mừng bạn đến với trang Thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Yên Bái!.
 
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐÒI THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG
Ngày xuất bản: 17/11/2023 4:05:00 CH
Lượt đọc: 3296

 

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, coi đây là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, một nội dung cốt lõi của công tác xây dựng Đảng.

Để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, cần làm sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong công tác xây dựng Đảng; nhận diện sâu rộng, kịp thời các thông tin, luận điệu, từ đó phảnbiện và đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu sai trái, thù địch hiện nay.Để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với đất nước các thế lực thù địch, phản động, sử dụng mọi hình thức, biện pháp khác nhau liên tục phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với nhiều loại quan điểm khác nhau. Chúng tập trung đánh vào nền tảng tư tưởng của Đảng, xuyên tạc, phê phán, cho rằng nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền như ở nước ta thì không có dân chủ, độc tài, trái với nguyên tắc pháp quyền, cản trở sự phát triển, chúng kêu gọi đa nguyên chính trị, đa đảng mới có dân chủ và phát triển, mục đích là đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; chúng xuyên tạc các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản. Lợi dụng những tồn tại, khuyết điểm, chúng xuyên tạc về công tác cán bộ của Đảng, chống phá Đảng ta trên nhiều bình diện khác nhau.

1. Lý luận và thực tiễn của chế độ một đảng hay nhiều đảng cầm quyền.

Về lý luận: Học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Đảng đã luận chứng khoa học về sự ra đời của các đảng chính trị. Đảngchính trị ra đời khi cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại phát triển đến một mức độ nhất định (từ cuối xã hội phong kiến và trong xã hội tư bản và xã hội xã hội chủ nghĩa). Mục tiêu của các đảng chính trị là hướng tới lãnh đạo, điều hành chính quyền nhà nước, tổ chức cho giai cấp và các lực lượng ngoài giai cấp tiến hành đấu tranh theo đường lối chính trị của mình. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Vì các đảng chính trị đều ra đời từ cuộc đấu tranh giai cấp, lãnh đạo cuộc đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp không thể có đảng chính trị nào là phi giai cấp, siêu giai cấp. Bản chất giai cấp quy định vai trò lịch sử của đảng chính trị. Vai trò của một đảng chính trị đối với sự phát triển xã hội chủ yếu là phụ thuộc vào địa vị lịch sử và bản chất giai cấp của đảng đó.

Đảng là tổ chức chính trị của giai cấp, mang bản chất giai cấp mà nó đại diện. Trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp khác nhau có đảng khác nhau, thậm chí trong cùng một giai cấp cũng có nhiều đảng của các nhóm thuộc giai cấp đó. Những đảng của cùng một giai cấp sẽ có cùng bản chất của giai cấp, có lợi ích gắn liền với giai cấp sinh ra nó, nếu có khác thì cũng chỉ về mặt hình thức tổ chức, phương thức hoạt động và mục tiêu cụ thể mà không đối lập về bản chất. Những đảng của giai cấp khác nhau và đối lập nhau thì không chỉ khác nhau về tôn chỉ, mục đích, phương thức hoạt động, nguyên tắc tổ chức mà còn đối lập về bản chất của đảng. Như vậy, đa đảng cũng có những sắc thái khác nhau. Có những nước đa đảng nhưng nhất nguyên chính trị, có những nước đa đảng, đa nguyên chính trị.

Về thực tiễn: Chế độ một đảng hay nhiều đảng cầm quyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan nó phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sửcủa mỗi nước. Về chủ quan nó phụ thuộc vàotương quan so sánh lực lượng chính trị trong một xã hội mà mỗi nước có nhiều đảng hay một đảng.

Trong một quốc gia tồn tại một đảng hay nhiều đảng chưa phải là nhân tố để khẳng định đó là hệ thống dân chủ hay không dân chủ.Vấn đề là ở chỗ, hệ thống đó đã đảm bảo thực thì dân chủ như thế nào, đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân ra sao trong quá trình lãnh đạo nhà nước và xã hội. Có nước một đảng vẫn bảo đảm dân chủ mà phát triển; có nước nhiều đảng vẫn kém phát triển, vẫn mất dân chủ. Vấn đề thuộc về bản chất của đảng, lợi ích xã hội mà nó đại diện, bảo vệ uy tín và năng lực tập hợp, liên kết, lãnh đạo các lực lượng xã hội cùng thực hiệnmục tiêu chung củaquốc gia - dân tộc. Nếu một đảng chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của đảng mình, giai cấp mình thì đảng đó khó có thể được các giai tầng khác chấp thuận làm lực lượng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo đất nước.

Một đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp, của nhân dân và của dân tộc, một đảng hết lòng vì dân vì nước thì đảng đó sẽ được suy tôn và ủy thác quyền lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo đất nước. ta thực hiện vai trò của một đảng cầm quyền, Đảng luôn hướng tới dân, vì mục đích đảm bảo quyền dân chủ của và do đó được dân tin, dân yêu, hy sinh cả tài sản, tính mạng của mình cho sự nghiệp của Đảng. Nhờ đó mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân giành hết thng lợi này đến thắng lợi khác.

Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là đòi hỏi khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp công nhân và nhân dân lao động của Việt Nam, phù hợp với quy luật, phản ánh điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi trong dòng vận động lịch sử của dân tộc. Đảng ra đời là kết quả hợp nhất của ba tổ chức cách mạng tiền thân. Sự ra đời của Đảng chấm dứt tình trạng phân tán lực lượng, tranh chấp quần chúng, bài xích, chia rẽ nội bộ tạo sự thống nhất về tổ chức trong cả nước, nâng vị thế và tầm ảnh hưởng của Đảng. Đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Điều lệ Đảng chỉ rõ “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.[1] Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộngsản. Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, Đảng không có lợi ích nào khác. Mục đích và lý tưởng của Đảng không bao giờ thay đổi trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta.

Lịch sử Việt Nam chứng minh, gần một thế kỷ từ khi ra đời cho đến nay, Đảng đã có đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp, trực tiếp lãnh đạo Nhân dân ta đi từ thng lợi này đến thắng lợi khác. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển)năm 2011đã khẳng định: Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.

Qua 37 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta vượt qua khủng hoảng kinh tế, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp; đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạtđược trên tất cả các lĩnh vực ở Việt Nam qua 37 năm đổi mới đã tiếp tục minh chứng đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng dẫn, sáng tạo; tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.Việc cho rằng đa đảng mới có dân chủ, phát triển, một đảng cản trở dân chủ và phát triển là hoàn toàn không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn. Đó là sự xuyên tạc trắng trợn của các thế lực thù địch nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng ta.

2. Cần quán triệt những thành tựu trong đổi mới tư duy, nhận thức lý luận và thực tiễn về xây dựng Đảng trong 37 năm đổi mới

Thành tựu của công tác Xây dựng Đảng trong 37 năm đổi mới có giá trị lịch sử và đáng tự hào, Đảng ta đã xác định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất của Đảng. Quy định rõ hơn vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng. Đảng đã xác định ngày càng rõ hơn, đầy đủ hơn nền tảng tư tưởng của Đảng. Nhận thức rõ yêu cầu đối với Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền. Xác định đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về vị trí, nội dung, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng ta khẳng định: Xây dựng Đảng là then chốt, nhiệm vụ sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, coi đây là quy luật tồn tại và phát triển Đảng, Đảng ta luôn nhấn mạnh vấn đề giữ vững bản chất cách mạng và khoa học xây dựng Đảng mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức có phương thức lãnh đạo khoa học.

Trên lĩnh vực xây dựng Đảng về chính trị. Đảng ta luôn khẳng định phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên định, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc hoạt động của Đảng,kiên định đường lối đổi mới, chống giáo điều bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan nóng vội,đổi mới vô nguyên tắc; thường xuyên nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách của Đảng.

Trên lĩnh vực xây dựng Đảng về tư tưởng, Đảng ta luôn khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn nghiên cứu lý luận nâng cao nhận thức, vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tế Việt Nam, nâng cao khả năng tự đề kháng trước những quan điểm sai trái, coi trọng đấu tranh tư tưởng làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Đại hội XI đã bổ sung: Chủ động phòng ngừa, đấu tranh phê phán “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nhấn mạnh yêu cầu xây dựng văn hóa đạo đức trong Đảng, coi trọng đấu tranh với các biểu hiện giáo điều và cơ hội dưới mọi hình thức.

Trên lĩnh vực xây dựng Đảng về tổ chức cán bộ, Đảng ta luôn khẳng định tính đồng bộ, toàn diện xây dựng Đảng ở mỗi cấp, thấy rõ hơn sâu sắc hơn sự tác động qua lại giữa xây dựng tổ chức đảng ở cấp cơ sở và cấp trên cơ sở, mối quan hệ giữa xây dựng tổ chức với việc nâng cao chất lượng đảng viên

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nhấn mạnh: Công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ khóa XII đã đạt được kết quả toàn diện, trong đó nổi bật là: Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và tinh giản biên chế của hệ thống chính trị, đổi mới công tác cán bộ và ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền; tăng cường kiểm tra, giám sát kỷ luật đảng, xử lý nghiêm những tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên vi phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Kết quả của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng các nhiệm kỳ qua và nhiệm kỳ Đại hội XII đã góp phần rất quan trọng để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực,vị thế và uy tín như ngày nay. Đảng ta đoàn kết, thống nhất và trong sạch, vữngmạnh hơn, niềm tin của nhân dân đối với Đảng để củng cố, tăng cường hơn, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới[2].

Ths.Từ Thị Thoa –  GV Khoa Lý luận cơ sở

 

 



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng, Nxb. CTQG, H. 2011, tr. 4

[2]Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kin Đại hội Đảng lần thứ XIII(tập 2). Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021,tr.256