Trần Công Nghệ
Nhân việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam tiến hành chất vấn các nội dung liên quan đến phục hồi kinh tế, du lịch sau đại dịch Covid-19, một số “cây viết chống phá” và RFA lại xoắn lên với những bài xuyên tạc, phủ nhận nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và nhân dân Việt Nam trong nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển, phủ nhận và bôi đen thực tiễn ở các địa phương đang hồi phục, năng động và tươi mới.
Từ nghị quyết của Đảng đến nghị trường Quốc hội, cho thấy các vấn đề phát triển và tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn thường xuyên được nhìn nhận sâu sắc, thắng thắn để giải quyết. Tại phiên chất vấn của UB Thường vụ Quốc hội đầu tháng 8/2022 vừa qua, các đại biểu đã chất vấn nhiều nội dung được cử tri và dư luận quan tâm, như việc thực hiện chính sách, giải pháp để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phục hồi kinh tế du lịch sau đại dịch Covid-19, việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch, phát triển văn hóa; chính sách khuyến khích xã hội hóa trong phát triển ngành du lịch; công tác quản lý, bảo tồn, cải tạo và phát huy giá trị các di tích văn hóa lịch sử quốc gia, nhất là các khu di tích lịch sử truyền thống cách mạng, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; các giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử (như vấn đề văn hóa ứng xử trên không gian mạng)…, thúc đẩy phát triển văn hóa xã hội.
Trong thực tiễn, sau đại dịch covid, trong mùa hè vừa qua, du lịch Việt Nam lại dần sống động nhộn nhịp trở lại. Điều đó không có gì là lạ. Đồng hành với sự năng động, sang tạo của các đơn vị, doanh nghiệp, các cơ quan chức năng các cấp đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, du lịch… Nhất là các cơ quan lãnh đạo, quản lý. Nhiều nơi chính quyền đã có những kế hoạch cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và thúc đẩy mạnh mẽ du lịch bứt phá. Tp. Hồ Chí Minh là một ví dụ, với kế hoạch “Mỗi quận huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng”, những sáng kiến làm phong phú và mới những tour du lịch như “Về Chợ Lớn xem múa lân”, “Ký ức Sài Gòn-Chợ Lớn”, “Tân Phú-đi là nhớ” tham quan di tích địa đạo Phú Thọ Hòa, đình Tân Thới, chùa Pháp Vân, chợ vải, bảo tàng sâm Ngọc Linh, xe buýt sông Sài Gòn, nghe nhạc ngắm phố trên xe buýt hai tầng chạy vòng quanh các đường phố trung tâm… đã thu hút và làm cho không khí hoạt động du lịch thương mại thành phố sôi động và hấp dẫn trong các không gian du lịch văn hóa, lịch sử, các hoạt động văn hóa nghệ thuật; sắp tới sẽ có các tour “Sài Gòn trăm năm, hoa trái thương hồ”, “Củ Chi vùng đất bình yên, thân thiện, nghĩa tình”… Đề án Phố đi bộ và khu ẩm thực Hà Tôn Quyền (Q.11) đang được đưa ra lấy kiến của các chuyên gia, cơ quan, người dân, các địa điểm tiềm năng phát triển du lịch ven sông ở huyện Nhà Bè, phát triển du lịch đường thủy, trải nghiệm, đạp xe tại các vùng nông thôn ngoại thành, tìm hiểu văn hóa địa phương, tham gia các hoạt động hướng đến việc bảo vệ môi trường…
Việt Nam rất nhiều cảnh đẹp, từ Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Yên và nhiều vùng đất mọi miền của Việt Nam đều thật giàu có với vẻ đẹp đa dạng của lịch sử, không gian, kiến trúc, văn hóa, tôn giáo của nhiều dân tộc. Từ những cảnh đẹp đã nổi tiếng, trở thành danh thắng, được bảo tồn giá trị văn hóa và phát huy khai thác thương mại, cho đến các thành phố, khu phố hiện đại, những con phố cổ xưa, những con sông, ngọn núi, những bãi biển đẹp miên man ghềnh đá hay kỳ vĩ biển xanh cát trắng núi rừng đan xen, những ngôi chợ cổ xưa, những mái đình gợi nhớ…
Khi không thể không thừa nhận những hiện thực trên, RFA lại xuyên tạc vẽ ra cái gọi là “một thực tế nghiệt ngã” “hầu như bất cứ điểm du lịch nào được đông người biết đến cũng chính là lúc nó tàn”, từ đó để xuyên tạc chống phá bằng cách dẫn ngụy biện quy kết đó là do sự tham lam, yếu kém của những người quản lý, sự duy ý chí một cách nửa vời của các chính sách liên quan!. Đây là chiêu trò không mới của RFA và những cây viết chống phá kiểu đổi trắng thay đen, chúng bôi đen, bịa đặt bôi đen cả những điểm đến văn hóa hấp dẫn lâu đời và những điểm đến mới của Việt Nam mà nhiều du khách trong và ngoài nước luôn muốn đến và trở lại, bịa đặt từ “Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ” thành “Cả thiên niên kỷ mới đến một lần”… Những luận điệu kiểu này thì quá xa lạ với thực tế nên nó càng chứng tỏ kẻ viết xằng bậy và RFA rất lá cải xiên.
Những kẻ chống phá sẽ nhận được “nhân quả”, sẽ bị nhấn chìm trong sóng cả, bão tố nhân gian vì “tâm đen”, vì sự thiếu nhân tâm của họ; còn xã hội loài người nói chung, xã hội Việt Nam nói riêng vẫn không ngừng phát triển làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, nuôi giữ và trao truyền ngọn lửa hào khí, thúc đẩy văn hóa và du lịch không ngừng vươn lên một cách năng động, sáng tạo, tươi mới, ngày càng bền vững… bởi lớp lớp những con người chính trực, không lùi bước…/.
Tin khác