• Loading...
Chào mừng bạn đến với trang Thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Yên Bái!.
 
Quản lý thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số
Ngày xuất bản: 29/08/2022 1:08:00 CH
Lượt đọc: 6344

Ngày 27/8, tại Hà Nội, Tạp chí Người làm báo, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Thế giới và Việt Nam, Bộ Ngoại giao, cùng các cơ quan thông tấn báo chí đối ngoại Trung ương và địa phương tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Quản lý thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số”.

 
0:00/0:00
0:00
Diễn đàn trực tuyến “Quản lý thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số”.
Diễn đàn trực tuyến “Quản lý thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số”.

Phát biểu đề dẫn Diễn đàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng cho biết cách đây đúng 10 năm, ngày 14/2/2012, Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Kết luận số 16 KL/TW về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, trong đó xác định thông tin đối ngoại là một nhiệm vụ rất quan trọng của đối ngoại Đảng và Nhà nước.

Trong kỷ nguyên số hiện nay, việc định hướng và quản lý công tác thông tin đối ngoại có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế Việt Nam trong mắt bạn bè, đối tác quốc tế.

Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, trong kỷ nguyên số, truyền thông đối ngoại cần bám sát các xu hướng công nghệ số, đặc biệt là trên mạng xã hội và các công cụ truyền thông đa phương tiện để truyền tải thông tin với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đúng như yêu cầu “Đổi mới nội dung phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại” được nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Theo ông Trần Trọng Dũng, thông tin đối ngoại cần phải quảng bá mạnh mẽ tiềm năng hợp tác, lợi thế của Việt Nam thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đa phương. Đồng thời phải chủ động, tích cực thông tin kịp thời, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc hình ảnh Việt Nam của các thế lực thù địch.

Các ý kiến tại Diễn đàn tập trung phân tích, đánh giá tình hình cũng như đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác quản lý thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số.

Quản lý thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số ảnh 1
Nhà báo Hà Minh Huệ, nguyên Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn.

Nhà báo Hà Minh Huệ, nguyên Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Công tác thông tin nói chung, thông tin đối ngoại nói riêng hiện nay có nhiều thuận lợi nhưng lại đan xen với khó khăn, nên đòi hỏi những người quản lý, cũng như những người trực tiếp làm công tác thông tin hết sức quan tâm quản lý, xử lý một cách hiệu quả nhất.

Trong bối cảnh thế giới bước sang kỷ nguyên số, với lợi thế về tiện ích không giới hạn của các phương tiện thông tin đa phương tiện, hệ thống báo chí điện tử, các chương trình truyền hình, phát thành chính thống phát trên mạng phải có những chương trình, chuyên mục, chuyên đề chất lượng, hấp dẫn, đi trúng vào nhu cầu của độc giả, khán, thính giả người nước ngoài và người Việt ở nước ngoài. Thông tin chính thống phải lấn át được những thông tin của mạng xã hội nhanh, nhưng có độ chuẩn xác không cao.

Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, bối cảnh chuyển đổi số đã và đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho công tác thông tin đối ngoại nói chung và công tác tham mưu thông tin đối ngoại nói riêng.

Để không ngừng nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại, công tác lãnh đạo và tham mưu thông tin đối ngoại cần bám sát chỉ đạo của cấp trên, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và chấp hành nghiêm các quy phạm về trách nhiệm xã hội, ý thức, đạo đức nghề nghiệp, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ của người làm báo.

Đồng thời, cần tập trung nguồn lực, trí tuệ tham mưu xây dựng kế hoạch chu đáo, xác định đúng yêu cầu về các chủ đề, nội dung và hình thức thể hiện, quan điểm tiếp cận và xử lý thông tin tham khảo nguồn nước ngoài; xác định rõ tính chất và yêu cầu, thời lượng, dung lượng, nội dung các chuyên trang, chuyên mục, nhất là truyền hình báo điện tử và truyền hình…