• Loading...
Chào mừng bạn đến với trang Thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Yên Bái!.
 
Bước chuyển mình mạnh mẽ của Yên Bái
Ngày xuất bản: 12/06/2023 10:22:00 SA
Lượt đọc: 7625

Xác định chuyển đổi số là bước đột phá để phát triển kinh tế, xã hội, cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái cùng vào cuộc, thực hiện việc chuyển đổi số từ cộng đồng dân cư, thôn bản, xã phường đến các cơ quan đơn vị nhà nước, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.

 
 

Theo bảng công bố chỉ số chuyển đổi số quốc gia, Yên Bái từ vị trí thứ 40 năm 2020 đã “nhảy vọt” lên vị trí thứ 27 trong năm 2021. Năm 2022 với sự chuyển mình mạnh mẽ, thứ hạng của Yên Bái được dự đoán còn tăng cao hơn nữa. Đó chính là tiền đề quan trọng để chuyển đổi số tại Yên Bái đạt được những bước tiến trong thời gian tới.

Bước chuyển mình mạnh mẽ của Yên Bái ảnh 1

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn (thứ 2 phải sang) trao đổi với thanh niên người Dao thôn Khe Bành về chuyển đổi số. Ảnh: Nguyễn Hân

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Tỉnh Yên Bái xác định chuyển đổi số là một trong những giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025; là cơ hội để một tỉnh nghèo như Yên Bái dù “đi sau”, nhưng có thể “đuổi kịp, tiến cùng”, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Trong 2 năm qua, cấp ủy, chính quyền, MTTQVN và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, cán bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái đã đặt quyết tâm chính trị cao độ, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số với một số nét nổi bật.

Cách làm “từ trên xuống”: Năm 2022 là năm “tổng tấn công” về chuyển đổi số. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2022 theo hình thức trực tuyến tới 100% xã, phường, thị trấn; đưa toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh Yên Bái vào cuộc chuyển đổi số. Chuyển đổi số là 1 trong 3 nhiệm vụ chính trị trọng tâm, bên cạnh phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng số dùng chung, phục vụ các nhiệm vụ chuyển đổi số trong toàn tỉnh và đã đưa vào sử dụng Trung tâm dữ liệu tập trung của tỉnh (DC); Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp III đến 100% các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã; Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng của tỉnh (SOC); hệ thống camera giám sát đô thị thông minh; và hệ thống Hội nghị giao ban điện tử đa tương tiện tới 100% các cơ quan đảng, sở, ngành và UBND cấp xã.

Cách làm “từ dưới lên”: Yên Bái đưa chuyển đổi số từ nhận thức thành hành động theo cách làm từ dưới lên thông qua việc triển khai các mô hình chuyển đổi số, tập trung vào các công việc, địa điểm có tương tác nhiều với người dân, doanh nghiệp và những việc mang tính thay đổi căn bản nhận thức, thói quen trong hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước. Việc xây dựng các mô hình chuyển đổi số thực hiện theo nguyên tắc ba được gồm: Nhìn được: Biến chuyển đổi số thành việc có mục tiêu cụ thể, rõ ràng; Sờ được: Hiểu cách làm, rõ nguồn lực cần thiết; Nắm được: Đánh giá được kết quả đầu ra dựa trên số liệu.

Phương châm “Vết dầu loang”: Việc chuyển đổi số của Yên Bái còn được thực hiện theo phương châm vết dầu loang, từ một điểm rồi lan dần.

Những kết quả quan trọng

Bước chuyển mình mạnh mẽ của Yên Bái ảnh 2

Bí thư đoàn thanh niên huyện Mù Cang Chải - Giàng A Ly (bìa trái) hướng dẫn đoàn viên, thanh niên cài đặt YenBai-S

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước: Sở TT&TT là cơ quan đầu tiên thực hiện cơ quan chuyển đổi số, thông qua việc ban hành một Nghị quyết liên tịch - thể hiện quyết tâm chính trị của tập thể Đảng bộ về chuyển đổi số. Nghị quyết đưa ra 24 mục tiêu cụ thể về chuyển đổi số và trong thời gian 3 tháng thực hiện, đã hoàn thành 24/24 mục tiêu (100%) đã được hoàn thành. Các sở, ngành, cơ quan khác cũng thực hiện việc chuyển đổi số mạnh mẽ với nhiều tiêu chí được hoàn thành, thậm chí vượt xa so với kế hoạch.

Trường học chuyển đổi số: Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành và Trường THCS Quang Trung (từ tháng 3 đến tháng 6/2022) là hai trường đầu tiên được thí điểm. Hết thời gian thí điểm, các nhà trường đã hoàn thành 100% các chỉ tiêu đề ra, 100% nhiệm vụ, giải pháp và triển khai 12/12 nền tảng, ứng dụng dùng phục vụ chuyển đổi số, đạt 100% so với kế hoạch. Sau khi hoàn thành, mô hình được nhân rộng tới 123 trường trên địa bàn tỉnh.

Tổ chuyển đổi số cộng đồng: Yên Bái là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước (cùng Lạng Sơn, Thái Nguyên) thành lập được 100% Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, cấp thôn.

Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái: Yên Bái là tỉnh thứ 3 trên toàn quốc triển khai nền tảng này sau các tỉnh: Thái Bình, Thái Nguyên. Sau thời gian thí điểm, đến nay Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 11 triển khai nền tảng đến 100% tổ chức, cơ sở đảng trong năm 2023.

Huyện, xã/phường chuyển đổi số: Sở TT&TT đã phối hợp với huyện Văn Yên triển khai thí điểm mô hình huyện chuyển đổi số với 41 chỉ tiêu cụ thể. Hiện tại đã hoàn thành 41/41 chỉ tiêu, đạt 100%. Đây cũng là cơ sở để triển khai tại các địa bàn huyện còn lại trong tỉnh. Tỉnh yêu cầu mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn tối thiếu 30% xã, phường, thị trấn trực thuộc triển khai chuyển đổi số và chuyển đổi số nâng cao với nhiều tiêu chí quan trọng được thực hiện.

Công dân số: Nền tảng công dân số tỉnh Yên Bái (YenBai-S) giúp người dân giao tiếp với chính quyền và sử dụng các tiện ích đang thu hút được nhiều người sử dụng.

Chuyển đổi số ở Yên Bái đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, thay đổi đáng kể về nhận thức để nền tảng số hiện diện trong mọi mặt đời sống.