• Loading...
Chào mừng bạn đến với trang Thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Yên Bái!.
 
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG TIÊN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Ngày xuất bản: 08/10/2020 11:08:00 SA
Lượt đọc: 15214

           Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán chỉ đạo toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng bên cạnh việc xác định hai giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng, đã khẳng định phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông .. để kéo ho di vào phe vô sản giai cấp..." Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10-1930) chủ trương tiếp tục củng cổ đoàn kết dân tộc, coi công nhân, nông dân là động lực chính của cách mạng. Ngày 18-11-1930, Đảng có Chi thị thành lập Hội phản để đồng minh - hình thức tổ chức Mặt trận đầu tiên để đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực lượng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam và Đông Dương. Chỉ thị nhấn mạnh: "... giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kinh thì cuộc cách mạng cũng khó thành công". Nhưng trong chỉ đạo thực tiễn những năm 1930-1931, hoạt động của Hội phản để đồng minh không đạt được kết quả như mong muốn. Trong thời kỳ đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng (1932-1935), trên cơ sở rút kinh nghiệm của thời kỳ 1930-1931, Đảng từng bước có chính sách tập hợp quần chúng xung quanh mình để tiến hành cuộc đấu tranh,

Trong thời kỳ 1936-1939, khi tình hình thế giới và trong nước chuyển biến mau lẹ, Đảng đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh, đòi dân sinh dân chủ, chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ, liên hiệp rộng rãi với các giai cấp, tầng lớp, đang phái yêu nước, dân chủ, chống chủ nghĩa phát xít. Qua đó phát động một cao trào đấu tranh cách mạng sôi động đòi cải thiện dân sinh, dân chủ, chống bọn phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.

Năm 1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Đảng chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tiếp tục tạm gác vấn đề ruộng đất. Để tập trung lực lượng thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản để Đông Dương (11-1939). Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), theo sáng kiến của đồng chí Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh được thành lập, tập hợp khối đoàn kết dân tộc rộng rãi chống đế quốc và tay sai, giành chinh quyền về tay nhân dân. Mặt trận Việt Minh đã trở thành ngọn cờ đoàn kết dân tộc, thu hút hết thảy các giai cấp, tầng lớp, đảng phái yêu nước có tình thần chống đế quốc và tay sai không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc để dấy lên cao trào kháng Nhật cứu nước sôi động. Mặt trận Việt Minh được lịch sử đánh giá là một sáng tạo lớn của Đảng ta, một nhân tố làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền non trẻ phải đối phó với hàng loạt nguy cơ của "giặc đói", "giặc dốt" và nạn thù trong, giặc ngoài, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở rộng hơn nữa Mặt trận dân tộc thống nhất. Bên cạnh Mặt trận Việt Minh, Đang còn lập thêm Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (5-1946), thu hút những người có tinh thần yêu nước nhưng vì lý do này hay lý do khác chưa tham gia Việt Minh, nhằm mục đích phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và phú cường. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam là hậu thuẫn vững chắc cho công cuộc "kháng chiến, kiến quốc", đưa Nhà nước cách mạng non trẻ vượt qua khó khăn, thử thách.

Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt đã tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951), ngày 3-3-1951 Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam tiến hành Đại hội hợp nhất, lấy tên là Mặt trận Liên Việt, Khối đoàn kết toàn dân được củng cố, phục vụ có hiệu quả cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn nằm dưới sự thống trị của để quốc Mỹ và tay sai. Vì lẽ đó, Đảng chủ trương cùng một lúc thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau. Mien Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tình hình mới đòi hỏi mỗi miền cần có một mặt trận dân tộc thống nhất thich hợp, nhằm mở rộng và tăng cường khối đoàn kết, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà. Để đáp ứng yêu cầu đó, ở miền Bắc, tháng 9-1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời; tháng 12-1960, ở miền Nam, sau phong trào "Đồng khởi", Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngày 20-4-1968, các lực lượng tiến bộ, yêu nước ở miền Nam đã đứng ra thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam.

 Không chi thực hiện đoàn kết dân tộc, Đảng còn chủ trương đoàn kết với các nước Lào, Campuchia, hình thành nên mặt trận đoàn kết ba ước Đông Dương, đoàn kết với các lực lượng yêu chuộng hoà bình, tiến bộ trên thế giới ủng hộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

Sau khi đất nước thống nhất, tổ chức Mặt trận cũng được thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức trong hệ thống chính trị của đất nước, tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc, đại biểu cho quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, quán triệt bài học lấy dân làm gốc, Đảng chú trọng tổng kết sáng kien, nguyện vọng của nhân dân, củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng (6-1991) nêu rõ quan điểm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận",

Ngày 17-11-1993 Bộ Chính trị khoá VII ra Nghị quyết quan trọng số 07 NQ/TW về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận Dân tộc thống nhất,khẳng định đại đoàn kết dân tộc là đường lối cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

            Trải qua hơn 30 năm đối mới, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã giành được những thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử, đồng thời để lại những bải học quý báu. Một trong những bài học đó là xây đưng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sửc mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

Từ thực tiễn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng đã rút ra những kinh nghiệm sâu sắc:

Thứ nhất, đoàn kết dân tộc là chính sách nhất quản và là chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách đoàn kết dân tộc phải được thể chế hoá thành cơ chế, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phải được thể hiện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại...

Thứ hai, Đại đoàn kết toàn dân tộc chỉ đạt được hiệu quả khi Đảng và cả hệ thống chính trị biết chú trọng lợi ích chính đáng của nhân dân, coi đó là động lực to lớn trong xây dựng đất nước. Thực hiện hài hoả các lợi ich, gắn liền giữa lợi ích với trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, trong đó phải lấy lợi ich dân tộc làm trọng Tạo điều kiện và môi trưởng thuận lợi nhằm triệt để giải phóng sức sản xuất, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế phát huy cao độ nguồn lực và tải năng sáng tạo, ra sức phát triển sản xuất, kinh doanh và làm giảu hợp pháp, cần kiệm để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,

Thứ ba, xây dựng khối đại đoàn kết, công tác mặt trận phải gắn chặt với công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Nghĩa là, phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đầu của Đàng; xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả, thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vi dân. Hoạt động của chính quyền trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đều phải nhầm báo vệ các quyền và lợi ich chinh đáng của nhân dân. Khắc phục tinh trạng quan liêu hoá, không ngừng cải tiến noi dung hoạt động của các tổ chức quần chúng

Thứ tư, quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác vận động quần chúng là phải "vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm". Sử dụng các hình thức tập hợp da dang, phát triển các phong trào quần chúng với những hình thức hoạt động phong phú phù hợp với từng thành phần xã hội; phát huy vai trò tích cực của những người tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo; hướng hoạt động tới các địa bàn dân eu xã, phường và hộ gia đình. Củng cổ khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức để làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân.

Tóm lại, hiện nay, chúng ta đang đứng trước những vận hội mới, đồng thời, cũng có những thách thức mới. Những vận hội và thách thức đó tác động hàng ngày, hàng giờ đến khối Đại đoàn kết dân tộc. Để tiến lên, chúng ta chỉ có con đường là phải kiên trì, vững vàng, quán triệt và thực hiện tư tưởng Đại đoàn kết đồng thời, chúng ta cũng phải đổi mới, phát triển những nội dung, phương pháp Đại đoàn kết cho phù hợp với sự vận động, biến đổi của dời sống kinh tế - xã hội trong nước và thế giới. Kế thừa, phát triển tư tưởng Đại đoàn kết trong sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, toàn diện tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và quốc tế. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần phải luôn luôn quán triệt và vận dụng đường lối Đại đoàn kết để đạt được những thành tựu cao nhất.

Nguyễn Quý Dũng

Khoa Xây dựng Đảng