• Loading...
Chào mừng bạn đến với trang Thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Yên Bái!.
 
Mục đích cao cả của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là vì con người và cho con người
Ngày xuất bản: 15/03/2021 10:33:00 SA
Lượt đọc: 15627

 

Vấn đề giải phóng con người được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản C. Mác và Ph. Ăngghen phác họa mô hình xã hội mà trong đó con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột có điều kiện để phát triển toàn diện.

 Để thực hiện được điều đó sau khi giành được chính quyền, với bộ máy nhà nước trong tay giai cấp công nhân sẽ từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu nguồn gốc của sự áp bức bất công. ở đây chúng ta hiểu xóa bỏ tư hữu có nghĩa là xóa bỏ chế độ chiến hữu tư sản và các chế độ chiếm hữu trước đó về tư liệu sản suất. Mục đích của xóa bỏ chế độ chiếm hữu đó chính là để giải phóng lực lượng sản xuất. Chỉ khi lực lượng sản xuất được giải phóng thì mới có năng xuất lao động cao, sản phẩm xã hội dồi dào đó là con đường tất yếu xây dựng xã hội mới. Hai ông còn khẳng định lực lượng xã hội có sứ mệnh thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại là giai cấp vô sản, giai cấp tuyên bố sự giải thể của trật tự thế giới trước kia, “giai cấp thực sự cách mạng”, “giai cấp đang nắm tương lai trong tay”. Và thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản, thì giai cấp vô sản mới có thể làm thay đổi một cách căn bản địa vị giai cấp mình và các tầng lớp nhân dân lao động khác bằng một cuộc cách mạng xã hội lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng xã hội mới – xã hội cộng sản chủ nghĩa (xã hội không có giai cấp). Như vậy, chỉ có đoaàn kết, hành động chung của giai cấp vô sản, ít ra là ở những nước văn minh, là một trong những điều kiện đầu tiên, quan trọng giải phóng cho họ. Tuy nhiên, Tuyên ngôn cũng cho rằng: sự nghiệp giải phóng con người, phát triển con người toàn diện không phải là việc làm giản đơn, nhất thời, mà đó là một quá trình lâu dài, phức tạp, đầy những bước thăng trầm, song nhất định đi đến thắng lợi cuối cùng.

Tư tưởng về giải phóng con người trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã từng bước được hiện thực hoá bắt đầu từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Rõ ràng sức mạnh và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Nước Nga và Liên Xô sau này  đã được thể hiện rõ trong thực tiễn, không thể phủ nhận. Chính chủ nghĩa xã hội đã tạo ra những điều kiện tốt nhất để con người tự vươn lên, hoàn thiện mình, làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân. Trong khoảng bẩy thập niên, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…khiến chủ nghĩa tư bản tìm cách chống phá quyết liệt và buộc phải tự điều chỉnh, thích nghi để tồn tại, phát triển. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các nước phát triển theo mô hình chủ nghĩa xã hội đã và đang tìm ra phương thức phù hợp để tồn tại, phát triển và khẳng định tính đúng đắn, khoa học của con đường đã lựa chọn.

 Lợi dụng tình hình phức tạp và chủ nghĩa xã hội đang tạm thời thoái trào, các học giả tư sản, các lực lượng thù địch không ngừng rêu rao, bài xích, công kích, xuyên tạc những tư tưởng cơ bản trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Từ đó, chúng muốn phủ định quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực và khả năng giải phóng con người trong chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy, dù có gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tư tưởng về giải phóng con người trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản mãi mãi giữ nguyên giá trị. Bởi lẽ, đó là tư tưởng cơ bản của học thuyết cách mạng, khoa học, mang tính nhân văn, phù hợp với ước mơ, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động trên toàn thế giới. chủ nghĩa tư bản dù có trăm phương, nghìn kế để điều chỉnh, thích nghi và còn khả năng phát triển, cũng không thể giải quyết được những mâu thuẫn nội tại vốn có, và càng không thể có đủ điều kiện để giải phóng triệt để con người.

Với việc xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và với việc xóa bỏ đối kháng giai cấp tiến tới một xã hội không còn giai cấp, xóa bỏ tình trạng người áp bức bóc lột người. Con người được tự do, bình đẳng, hữu nghị giữa các dân tộc đó cũng là cái đích cao nhất của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Sự thay thế nhau của các xã hội trước chủ nghĩa xã hội chẳng qua chỉ là sự thay thế của hình thức áp bức, bóc lột này bằng hình thức áp bức, bóc lột khác. Hơn nữa chủ nghĩa xã hội không chỉ giải phóng con người ra khỏi tình trạng áp bức, bất công, mà còn tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện cá nhân để họ trở thành người chủ xã hội và có năng lực làm chủ xã hội thực sự. Đây chính là bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa và  cộng sản chủ nghĩa.

Trong suốt 90 năm qua, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn thấu hiểu và quán triệt tư tưởng về giải phóng con người trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trên cơ sở đó, luôn kiên định với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó cũng là bài học kinh nghiệm xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Và chính con đường đó là sự lựa chọn đúng đắn để đưa nhân dân ta thoát khỏi thân phận người nô lệ, được trở thành người dân của một nước dân chủ, tự do, tiến bộ. 

Với thực trạng vận động phát triển của xu thế thời đại và tình hình thế giới hiện nay. Với những bài học kinh nghiệm được được rút ra từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Với những thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước đi lên xã hội chủ nghĩa hiện nay. Cùng với thời gian và nỗ lực của con người, nhất là của lực lượng tiến bộ lãnh đạo xã hội, lực lượng yêu chuộng hòa bình sự nghiệp này sẽ dần dần được thực hiện.

                                                                                         Bùi Văn Nghĩa

Trưởng khoa LLCS