• Loading...
Chào mừng bạn đến với trang Thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Yên Bái!.
 
Nguyễn Văn Đài ảo tưởng các biểu tình đòi trợ cấp dịch Covid-19 với tham vọng lật đổ chế độ
Ngày xuất bản: 22/10/2021 3:04:00 CH
Lượt đọc: 2904

Từ khi TP HCM và một số tỉnh phía Nam bùng nổ dịch bệnh, Nguyễn Văn Đài cũng như đám cờ vàng hải ngoài luôn bám sát diễn biến trên mạng để đơm đặt, kích động và ảo tưởng về “chế độ cộng sản sắp sụp đổ”.

Ví dụ như ngày 5/10/2021, Nguyễn Văn Đài mượn cớ một số cuộc tụ tập biểu tình đòi trợ cấp khó khăn vì đại dịch Covid – 19 để kích động dân biểu tình “lật đổ Cộng sản Việt Nam”. Dựa trên nền vụ việc ngày 10/6/2018, Nguyễn Văn Đài cắt ghép với một số hình ảnh khác để làm “trực quan” mô phỏng ảo tưởng lâu nay của y: Đòi lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam để xây nền dân chủ. Nguyễn Văn Đài cho rằng, biểu tình là thứ vũ khí linh nghiệm để người dân giành lại chính quyền (giống như trong Tổng khởi nghĩa năm 1945). Nguyễn Văn Đài liên tưởng tới các cuộc “cách mạng đường phố” đã từng diễn ra và thành công ở một số nước…
Bình luận về “hiện tượng Nguyễn Văn Đài”, cái gì cũng mơ màng, liên hệ, chắp nối, ảo tưởng rằng cộng sản sẽ sụp đổ để cổ vũ, lòe bịp, khích lệ những kẻ a dua, đồng bọn trong nước giúp y hiện thực hóa ý đồ lật đổ chế độ, blog Nguyễn Bình Giang bình phẩm:
“Thì ra, Nguyễn Văn Đài cũng ít nhiều chàng màng tới lịch sử, song chỉ bươi cào hiện tượng chứ chưa đủ trí, lại càng không thể đủ tâm để nhận thức đúng qui luật lịch sử. Đúng là trong cách mạng Tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, với tầm tư duy thời đại của Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã nhất tề vùng lên dùng sức mạnh của biểu tỉnh, thị uy khi thời có cướp chính quyền đúng thời điểm chín muồi, đó là nghệ thuật lãnh đạo cách mạng của một chính đảng vô sản chân chính. Trải qua 15 năm tập hợp, giác ngộ, vận động, Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương từ tháng 10 năm 1930) đã từng bước đoàn kết các tầng lớp nhân dân, tuyên truyền giác ngộ quần chúng hiểu rằng, chỉ có đi theo Đảng, đánh Pháp, đuổi Nhật mới cởi bỏ được gông xiềng nô lệ. Biết bao tấm gương hy lẫm liệt của các chiến sĩ cộng sản kiên trung là tấm gương minh chứng đầy sức thuyết pục về tôn chỉ, mục đích tối thượng của Đảng là: Đấu tranh, hy sinh gian khổ để giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Vì thế, cao trào cách mạng 1930-1931, Phòng trào Mặt trận dân chủ 1936-1939, Phong trào phá kho thóc của Nhật, đỉnh cao là Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 là các bước tiến của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam; chứng minh cho chân lý “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Sau này, các cuộc biểu tình trong thời kỳ kháng chiến vệ quốc ở Việt Nam tiếp tục được phát huy và mang bản chất biểu dương tinh thần cách mạng, chứng tỏ cho kẻ thủ thấy lòng yêu nước vô bờ bến của người dân Việt Nam. Như vậy, biểu tình, thị uy là một loại vũ khí đặc thù trong chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Còn thứ biểu tình mà Nguyễn Văn Đài cố tình lái qua từ khái niệm đến cách thức thể hiện lại hoàn toàn khác. Ở đây không phải Nguyễn Văn Đài lầm lẫn mà là cố tình đánh tráo khái niệm vì động cơ chính trị. Nguyễn Văn Đài đang cố gọt chân mong ướm vừa dày để trục lợi chính trị. Với việc viện dẫn từ Hiến pháp, với luận giải mục tiêu, nội dung, hình thức, địa điểm biểu tình “đòi trợ cấp” trong mùa đại dịch, Nguyễn Văn Đài đã bóp méo “dân chủ ở Việt Nam”. Viện dẫn một vài thứ mà Nguyễn Văn Đài lấy từ Anh, Pháp, Mỹ, Canada, nhất là ở Đức, từ đấy khoa trương đây là “dân chủ đích thực” rồi ngay cả biện minh cho hành động tụ tập biểu tình tại Béc lin (do Nguyễn Văn Đài, Lê Trung Khoa, Bùi Thanh Hiếu chủ trò) cũng hết sức thô thiển.
Phải chăng, vũ khí biểu tình của Nguyễn Văn Đài đang sặc mùi âm mưu của Trọng Thủy thuở xưa. Một vài cuộc cách mạng đường phố, cách mạng màu ở đâu đó dù đã có những kết quả tiêu cực, nhưng ở Việt Nam chắc không có đất sinh sôi cho mấy thứ dân chủ giả cày. Vì Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn biết dựa vào lòng dân, biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân thông qua nhiều kênh, biết kịp thời điều chỉnh chính sách cho phù hợp thực tiễn cách mạng. Cũng có lúc, có khi cán bộ có chức có quyền áp đặt cường quyền gây bất mãn lòng dân, nhưng chắc chắn những cá nhân, tổ chức làm mất lòng dân sẽ phải chịu kỷ luật nghiêm minh. Những đơn thư, khiếu kiện dù còn phức tạp, nhưng việc xử lý cũng đã và đang được khắc phục hạn chế, yếu kém để giảm bất bình của người dân. Một bộ phận người dân bị các phần tử cơ hội chính trị lôi kéo, kích động để biểu tình cục bộ (điển hình như vụ Formosa; Dự án Đặc khu kinh tế…) thực chất là gây rối trật tự xã hội. Khi người dân được tuyên truyền, vận động thì bộ phận quá khích cũng hiểu ra giới hạn pháp luật. Còn một số vụ việc phức tạp, nhạy cảm bột phát trong phòng, chống đại dịch Covid-19 là thực tế khó tránh khỏi sai sót, vì một cuộc chiến mang tính toàn cầu, chưa từng có tiền lệ thì lẽ đương nhiên khó tránh khỏi. Ban hành chính sách, thực thi chính sách dù chặt chẽ đến mấy thì cũng khó bao phủ, hoàn mỹ làm vừa lòng muôn dân”.
Bình luận, phân tích của ông Nguyễn Bình Giang phơi bày rõ chiêu trò, thủ đoạn của Nguyễn Văn Đài và đám ba que, phản động lưu vong, vớ được một vài cuộc tụ tập, biểu tình bức xúc về một vài hiện tượng trong xã hội đã như vớ được vàng, thổi phồng lên cho ảo tưởng ngày lật đổ cộng sản sắp đến rồi, có thể nuôi dưỡng giấc mơ phục quốc của chúng đến nơi rồi. Căn bệnh “tâm thần chung” này khiến họ tự biến mình thành kẻ rối loạn nhận thức, tư duy, thành kẻ nói nhảm bên kia bán cầu.
NQVN